Bảo Lâm: HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TRỒNG XOAN Ở QUẢNG LÂM

Đến Quảng Lâm đập vào mắt chúng ta là một diện mạo mới, con đường vào xã được đắp cao chạy bằng phẳng, tuy chưa rải nhựa nhưng không còn nỗi lo  “mưa lầy, nắng bụi” nữa, cạnh con đường bà con tận dụng  nước của lòng hồ thủy điện Bắc Mê làm ao thả cá, các sườn đồi được phủ màu xanh non của chồi cây mùa xuân, nhiều nhà mới khang trang có cả nhà sàn và nhà xây còn thơm mùi gỗ mới, tạo nên một phong cảnh hữu tình nên thơ.

Sự thay đổi đó khiến cho nhiều người lâu chưa có dịp đến nơi này không khỏi bỡ ngỡ, tò mò đặt ra câu hỏi từ đâu mà sự thay đổi khởi sắc về kinh tế. Cách đây 05 năm về trước đến  xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đi trên con đường gồ ghề, ngày mưa thì lầy lội bùn ngập hết cả bánh xe, ngày nắng thì bụi mù mịt, kéo dài mấy km khiến cho người đi lại đặc biệt khó khăn, cạnh đường sườn đồi ngoài những đám nương là những thảm thực vật úa màu bụi trần, lâu lâu mới có vài cây nguyên sinh còn sót lại,  người dân chủ yếu  là khai thác từ đun củi cho đến làm nhà  đề bám vào rừng cây nguyên sinh, lúc bấy giờ chưa có phong trào trồng cây, con người khai thác do nhiều lý do và yếu tố khiến cho rừng nguyên sinh nơi đây bị thu hẹp.

Từ 05 ha cây xoan được trồng bởi vài hộ dân, mà nay diện tích cây xoan đã có thể thu hoạch thành phẩm lên tới 50 ha tập trung chủ yếu là ở xóm Tổng Ngoảng, Bản Nà, anh Lục Tuyên Ngôn cho biết cây có chu vi 02 mét (vênh 200) dài tầm 4 mét bán ra thị trường thương lái trả giá tận gốc là cứ 10 triệu đồng là 03 cây, hiện tại còn rất nhiều diện tích cây xoan được bà con trồng có độ tuổi 2- 3 năm số liệu khá lớn hiện chưa thống kê, đó là kết quả của sự chỉ đạo của các ngành trong xã và sự ủng hộ nhiệt tình của bà con, nhân dân. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây xoan,  cây dễ trồng, phát triển nhanh thời gian thu hoạch từ 5 năm trở lên là có thể thu hoạch đến 10 năm là cây đã phát triển đủ lớn cho giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ vì thị trường vào thời điểm nào cũng có nhu cầu, nêu so với các cây trồng khác để có được thu nhập như nhau thì thời gian chăm sóc và sinh trưởng sẽ lớn hơn rất nhiều, do vậy Đảng ủy xã đã thực hiện trồng thí điểm, cán bộ, đảng viên làm trước để nhân dân nhìn vào đó làm theo, đến nay đã có nhiều hộ cho thu nhập từng bước cải thiện cuộc sống và tiến tới làm giàu, điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Hùng, Sầm Ngọc Sơn, Dương Văn Thiện, Dương Văn Khuyên, Dương Văn Viễn, Lục Minh Thuyết, Lục Văn Thời ở xóm Tổng Ngoảng mỗi hộ trên 04 ha. Bên cạnh phát triển trồng xoan vận động bà con trồng thêm cây khác vừa phục vụ cho chăn nuôi và sen canh  như:  trồng chuối cho lợn, trâu bò…

 Ông  Nông Văn Thắng,  PCT Ủy ban nhân dân xã Quảng Lâm cho biết: Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Lâm có trên 50 ha gỗ xoan đã đến tuổi thu hoạch, bà con vẫn đang tiếp tục trồng để mở rộng diện tích, chúng tôi nhận định cây xoan là cây thế mạnh trong xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình nhờ thu nhập từ bán cây gỗ xoan đã cải thiện được cuộc sống, xóa được đói, giảm được nghèo, mua được nhiều vật liệu có giá trị cho gia đình.

Ông Hoàng Văn Đài xóm Tổng Ngoảng cho biết năm 2020 ông xuất bán tỉa số cây còi để lại những cây thẳng, phát triển tốt, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng, trong vài năm qua nhiều hộ cây xoan tầm 05 – 06 năm do trồng mau 2-3 mét/ cây đã tỉa bớt để những cây còn lại tiếp tục phát triển, đã bán ra thị trường cho thu nhập cải thiện cuộc sống, năm 2021 này anh đã cất được ngôi nhà sàn mới 6 gian khang trang, hộ ông Dương Văn Thiện, xóm Tổng Ngoảng nhận thấy nhu cầu của người dân trong khu vực và các khu vực tỉnh bạn lân cận có nhu cầu đã đầu tư máy cưa, máy bào, máy khoan, máy đục  đóng đồ gia dụng hoặc xẻ thành gỗ thương phẩm bán ra thị trường tăng thêm thu nhập cho gia đình mỗi năm trên 100 triệu đồng. Ông Dương Văn Thiện cho biết: (Tiếng động, áo xanh cọc tay)

Với sự quan tâm chỉ đạo của xã và sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nhân dân, mô hình trồng xoan kết hợp với phát triển chăn nuôi và trông xen các cây trồng khác, tin chắc rằng cuộc sống của người dân ngày một khởi sắc, xóa được đói giảm được nghèo, làm giàu ngay trên đồi núi quê nhà.

                                       Bế Quang – Bảo Chung

                         Trung tâm Văn hóa và Truyền thông

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập