Điều kiện tự nhiên

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

- Bảo Lâm là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa và là huyện biên giới nằm ở phía tây tỉnh Cao Bằng, được thành lập từ năm 2000 theo Nghị định 52/2000/NĐ-CP ngày 25/9/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm. Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên là 91.206,4 ha, địa hình chia cắt phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, có độ dốc lớn, diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp thấp. Huyện gồm có 13 xã, 01 thị trấn và 196 xóm hành chính, 13 xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã vùng III) và 01 thị trấn vùng II ; là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước được thụ hưởng chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ. Dân số của huyện trên 58.896 người với 9 thành phần dân tộc khác nhau : Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... cùng chung sống. Trong đó dân tộc Hmông chiếm tới 48,6% tổng dân số toàn huyện. Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Bước vào thời kỳ tình hình kinh tế xã hội trên thế giới và trong nước có những biến đổi và thách thức nên tình hình kinh tế xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Bên canh đó tình hình thời tiết diễn biến bất lợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh, Huyện ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lý điều hành tích cực của Ủy ban nhân dân huyện, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành và nhân dân các dân tộc trong huyện tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục được giữ vững, phát triển ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo, văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Để nền kinh tế xã hội của huyện tiếp tục có những bước tiến mới, cần đẩy nhanh phát triển nền kinh tế đi đôi với việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Triển khai thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình phát triển, nâng cao hiệu quả bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập