Địa hình Cao Bằng
Lượt xem: 3549

Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông... Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc - đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau

Địa hình của tỉnh Cao Bằng là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu

Miền địa hình Karstơ

Tiểu vùng núi đáChiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hà Quảng, Thông Nông... Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc - đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau.


Miền địa hình núi cao
Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An)và một phần diện tích phía nam Hoà An. Đáng chú ý nhất là:

* Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình:
Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, Với các đỉnh cao tiêu biểu: Phja dạ (Bảo Lạc) 1.980 m so với mặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình) 1.428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình) 1.931 m. Cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến và các đá macma xâm nhập axit - Grannit.

* Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An:
Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài tà phía bắc - tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu, qua phần diện tích phía tây - tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh Lạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1.639 m so với mặt nước biển; Khau Pàu: 1.188m. Cấu tạo định hình này chủ yêú là các đá trầm tích điệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trần tích Paleozoi sớm giữa (Pt1 và Pt2).
Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam với hệ thống đường phân thuỷ nhiều vẻ khác nhau, song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng.

Miền địa hình núi thấp thung lũng

Xen kẽ các hệ thống núi cao là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hình thái nhiều vẻ khác nhau.



Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng... Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao Lạng, dài gần 30 km. Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo dài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp. Trong phạm vi thung lũng này xuất hiện các mỏ khoáng sản: Sắt, fosphorit tập trung với trữ lượng và chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra các thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý...
Nguồn: www.caobang.gov.vn





Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1